Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

17 SỰ KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO



http://baoduhoc.vn/bai-viet/17-su-khac-biet-trong-tu-duy-giua-nguoi-giau-va-nguoi-ngheo.bdh
Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.
Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh '17 tư duy thịnh vượng' được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.
Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.
Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.
Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.
Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.
Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.
Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.
Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.
Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".
Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.
Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Cổng tự động italia

Chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị cổng tự động Life Home, nhập khẩu đồng bộ từ Italia, lắp đặt hoàn thiện cho người mua và sử dụng sản phẩm.
Thông tin chi tiết tham khảo tại http://autodoorvietnam.com


Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

HÌNH ẢNH LẮP ĐẶT CỬA TỰ ĐỘNG RitsN TẠI NHÀ MÁY GREENFEED HƯNG YÊN

HÌNH ẢNH LẮP ĐẶT CỬA TỰ ĐỘNG RitsN TẠI NHÀ MÁY GREENFEED HƯNG YÊN

http://autodoorvietnam.com












Hình ảnh lắp đặt thiết bị cổng tự động Life Home - italia

NHỮNG HÌNH ẢNH LẮP ĐẶT CỔNG TỰ ĐỘNG Life Home - italia













Nguyên lý hoạt động của hệ thống cổng từ AM ( 58 Khz)

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cổng từ AM ( 58 Khz)
Giới thiệu về hệ thống cổng từ an ninh AM 58 Khz

Hệ thống cổng từ AM ( 58 Khz ) được thiết kế dựa trên dải sóng âm tần AM -hệ thống truyền một tín hiệu tần số từ 58 Khz theo một mô hình xung . Các tín hiệu truyền thêm năng lượng cho một tem từ AM trong khu vực phát hiện. Khi các xung tín hiệu truyền tải kết thúc, tem từ AM phản ứng, phát ra một tín hiệu tần số rất khác biệt duy nhất. Các tín hiệu sóng từ này là ở tần số tương tự như tín hiệu máy phát. Trong khi máy phát các xung, thì có một máy thu dải hẹp phát hiện các tín hiệu tem từ AM. Máy vi tính kiểm tra tín hiệu tem từ AM được phát hiện bởi người nhận để đảm bảo nó là ở tần số thích hợp và đặc điểm được xác định, xảy ra tại một điểm chính xác trong thời gian đồng bộ hóa với máy phát, ở mức thích hợp, và tỷ lệ lặp lại chính xác. Nếu tất cả các tiêu chí này được đáp ứng nhiều lần liên tiếp, báo động xảy ra . 
Hệ thống này có ưu điểm là giám sát trên 1 dải diện tích rộng thường dùng trong các trung tâm thương mại, phát hiện thẻ tốc độ cao, và loại bỏ các báo động sai .

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Nguy cơ tiềm ẩn từ các thiết bị điện tử không rõ nguồn gốc

Nguy cơ tiềm ẩn từ các thiết bị điện tử không rõ nguồn gốc
Các thiết bị điện tử không rõ nguồn gốc, hay thiết bị cũ được mông má làm mới lại một cách tinh vi đang đe doạ hệ thống quân sự cũng như thương mại.
Vào ngày 17/8/2011, hãng Boeing đã cảnh báo Hải quân Mỹ về một modun có thể bị đóng băng trên máy bay tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm P-8A Poseidon, và đề nghị cần thay thế ngay lập tức.
Truy tìm nguyên nhân thì người ta phát hiện ra vi mạch dùng cấu trúc mảng phần tử logic (FPGA) của công ty công nghệ Xilinx là tác nhân gây ra hiểm họa trên.
Điều khó hiểu ở đây là công ty Xilinx , có trụ sở tại San Jose, California là một nhà sản xuất FPGA có uy tín. Và Boeing đã phát hiện linh kiện  này có nguồn gốc từ công ty BAE Systems, một công ty cũng rất uy tín về sản xuất thiết quốc phòng của Anh.
Những rắc rối xảy ra ở đâu đó trong chuỗi cung ứng nguồn thiết bị của BAE, và nó liên quan đến các công ty từ California, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Người ta phát hiện ra rằng FPGA của Xilinx đang sử dụng có nguồn gốc từ một công ty Trung Quốc có tên là A Access Electronics. Các thiết bị này là hàng cũ được làm lại gần như mới được bán với giá khá rẻ so với thị trường.  BAE đã mua khoảng 300 FPGA mà không có kiểm tra hay đánh giá. May mắn là hầu hết các thiết bị vẫn chưa đưa vào lắp đặt trên máy bay . Các công ty đầu cuối nếu cẩn thận sẽ dễ dàng nhận ra được nguồn gốc, chất lượng của các thiết bị FPGA này. Ví dụ, các bộ phận được đóng dấu với cùng một mã nhưng có thiết kế và ngày tháng lại không đồng nhất. Một số các chân cắm thiết bị có kích thước dài hơn quy định trong bảng dữ liệu của nhà sản xuất. Nhưng đã có những khuất tất trong việc kiểm định và đánh giá, khiến các công ty cung ứng chấp nhận  các vi mạch FPGA này.
Vụ việc này được nêu ra trong buổi điều trần được tổ chức bởi Ủy ban Thượng viện Mỹ tháng 11 năm 2011, và đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thị trường thương mại toàn cầu về các bộ phận điện tử tái chế khá lớn và đang phát triển rất nhanh, nó được thúc đẩy từ các áp lực về chi phí sản xuất, chuỗi cung ứng phức tạp.
Các sản phẩm tái chế được dán nhãn và bán như hàng mới đã đe dọa không chỉ hệ thống quân sự mà còn hiểm họa đối hệ thống giao thông, thương mại, thiết bị y tế, thị trường tài chính...
Báo cáo năm công ty nghiên cứu thị trường DisplaySearch cho thấy, vòng đời của các thiết bị điện tử đã được rút ngắn rất nhanh. Vòng đời có thể chỉ là 1 năm so với 5-8 năm như trước đây.
Vòng đời càng ngắn, lượng sản phẩm bị thải bỏ càng nhiều. Thông thường, việc tái chế các sản phẩm điện tử rất quan trọng và đáng được hoan nghênh vì khả năng tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Những công ty tái chế uy tín loại bỏ các thành phần độc hại trong các máy tính cũ, máy in, điện thoại di động... và thu hoạch các kim loại quý trong đó. Nhưng không phải ai trong nghành tái chế thiết bị điện tử hoạt động nghiêm túc, vì lợi nhuận họ sẵn sàng bỏ qua các vấn đề về đạo đức.
Về lý thuyết,  qua các khâu sàng lọc nghiêm ngặt, các linh kiện điện tử cũ có thể được tái sử dụng một cách an toàn trong các thiết bị có chi phí thấp. Khái niệm tái chế thường bao hàm 2 việc, đó là sử dụng lại (reuse) và khôi phục (recovery) các thành phần cũng như nguyên vật liệu đã được sử dụng trước đó để sản xuất ra thiết bị điện tử tương ứng.
Nhưng trên thị trường, lợi nhuận từ việc sử dụng các thiết bị cũ quá lớn khiến nhiều công ty bất chấp các quy định tái chế. Việc thay đổi nhãn mác, giả mảo, làm lại như mới là một nguy cơ tiềm tàng đối với các hệ thống lớn gây nguy hiểm đối với người sử dụng.
Đối với người dùng phổ thông có kinh nghiệm thì họ có thể dễ dàng nhìn ra một chiếc túi xách hoặc một đôi giày chính hãng hay hàng giả. Nhưng các thiết bị điện tử giả thì thường nằm sâu trong trong sản phẩm và hệ thống không dễ dàng để kiểm tra và nhận biết.
Rất ít người trong chúng ta  có thể mở ra hay sử dụng các tiện ích để kiểm tra các thành phần bên trong. Ngay cả khi chúng ta có thể làm thì hầu như không cũng không dễ phân biệt các thành phần thật hay giả.
Trong một chuỗi cung ứng, các sản phẩm tái chế kém chất lượng chỉ cần vượt qua kiểm định của một công ty mắt xích thì rất dễ dàng được sử dụng trong sản phẩm cuối cùng.
Chuỗi cung ứng hiện nay được xây dựng chủ yếu vào sự tin tưởng và uy tin. Công ty A bán một phần cho công ty B và đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động đúng tiêu chuẩn. Công ty B sau đó có thể kết hợp bộ phận khác tạo thành một hệ thống nhỏ và bán cho công ty C, và cũng đảm bảo chất lượng đúng theo thiết kế. Một bộ phận có thể đi qua một nửa tá công ty trung gian khác nhau trước khi nó nằm trong trong sản phẩm hoàn chỉnh. Để không bị phát hiện thông qua chuỗi dây chuyền này thì bộ phận tái chế chỉ cần hoạt động tốt, đủ để vượt qua một vài bài kiểm tra.
Những bài kiểm tra này tương đối đơn giản và chỉ mang tính chất loại bỏ các thiết bị lỗi thiết kế hoặc lỗi trong quá trình vận chuyển, nó không có quy trình kiểm tra sản phẩm chính hãng hay đồ giả.
Chip giả không chịu được trong môi trường hoạt động cao
Trong các trường hợp thiết bị điện tử giả mạo được phát hiện bởi các nhà kiểm định trong chuỗi cung ứng đôi khi chỉ là những thành phần không quan trọng. Việc dễ dàng tân trang linh kiện đồ cũ thành mới này thường xuất hiện ở các thành phẩm có vòng đời lớn, điện thoại hay đồ dùng cá nhân thì khoảng 2 năm trong khi đó hệ thống phòng thủ quân sự lên đến cả thập kỷ.
Các nhà sản xuất thương mại thường ít xuất linh kiện giả hơn so với người anh em trong lĩnh vực quân sự, một phần là họ kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn. Và Mỹ đã đưa ra chính sách mới về quy đinh chất lượng từ cuối năm 2011, trong đó các nhà thầu chính phủ phải có nghĩa vụ hơn trong phần kiểm định hệ thống quân sự.
Trong lĩnh vực thương mại, người tiêu dùng và doanh nghiệp thường không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ những linh kiện giả mạo hay đồ cũ tái chế không đạt chất lượng. Tuy nhiên là các linh kiện tái chế được sử dụng trong sản phẩm thương mai được kiểm định khá tốt. Thông thường thì các hãng luôn mua linh kiện trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối nên cũng tránh được nhiều rủi ro.
Linh kiện tái chế chỉ là một phân đoạn của ngành công nghiệp điện tử rộng lớn và cũng là thành phần có nguy cơ làm giả cao. Hiệp hội công nghiệp bán dẫn đã thông kê việc làm giả linh kiện điện tử gây thất thoát  doanh thu 7,5 tỷ USD mỗi năm ở Mỹ. Vấn đề này không còn giới hạn ở Mỹ, thiết bị điện tử giả mạo đã trở thành mối quan tâm toàn cầu.
Bên cạnh việc tái chế không đúng quy trình, thiết bị điện tử giả còn xuất hiện trong các sản phẩm được ủy quyền sản xuất ủy, nguồn linh kiện này thường là hàng tồn kho,hết hạn sử dụng nằm trong danh sách phải phá hủy. Nhưng phổ biến nhất vẫn là linh kiện tái chế, chiếm 80-90% phần trăm đồ giả đang được sử dụng.
Chính phủ  Mỹ cũng đã sớm nhận những rủi ro do linh kiện giả. Một 2010 Bộ Thương mại Mỹ báo cáo về thiết bị điện tử giả trong chuỗi cung ứng quốc phòng từ năm 2005 -2008, số công ty báo cáo sự cố liên quan đến chip giả cao gấp đôi. Tháng 2/2012, công ty nghiên cứu thị trường IHS iSuppli cho biết “số lượng chip lưu trữ và bộ xử lý giả được sử dụng đã tăng gấp 3, với 1363 sự việc đã được xác nhận”.
Một cuộc điều tra của Bộ An ninh Nội địa Mỹ tại Florida vào năm 2010 đã bắt và truy tố  giám đốc điều hành công ty VisionTech. Công ty này bị buộc tội vì đã nhập khẩu hàng ngàn lô hàng linh kiện giả đến từ Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, một số linh kiện giả đó đã được lắp đặt trên thống tên lửa Raytheon và hàng loạt bo mạch được sử dụng  trong hệ thống  radar trên máy bay F-16.
Trong năm 2011, Ủy ban Thượng viện Mỹ thu thập dữ liệu của 1800 trường hợp sản phẩm đáng ngờ. Ủy ban  đã điều tra 100 trường hợp và tìm thấy nhiều bộ phận bị lỗi trong chuỗi cung ứng cho máy bay vận tải C-17, máy bay trực thăng CH- 46, một hệ thống phòng thủ tên lửa quân đội. Theo đánh giá, có ít nhất 15% phụ tùng và chip điện tử mà Lầu Năm góc mua là đồ giả.
Trong quá trình điều tra, người ta đã phát hiện ra việc mua các linh kiện điện tử thông qua hệ thống  bán hàng trực tuyến. Nhà điều tra có thể tìm thấy các nhà cung cấp sẵn sàng bán linh kiện, tuy nhiên phần lớn các nhà cung cấp này không có thật và nếu có thật thì sản phẩm lại là đồ giả.
Mỗi năm có hàng chục triệu tấn rác công nghệ và đây chính là nơi bắt nguồn của loạt linh kiện giả.
Để lấy ra một bộ phận có thể tái sử dụng, người ta cần sử dụng một máy nhiệt ở 400 độ C để tách linh kiện ra khỏi các múi hàn. Nhưng nhiều nhà tái chế không quan tâm đến điều đó, họ có thể lấy nguyên cả bộ phận sau đó lau chùi sạch sẽ, làm lại giống như các sản phẩm mới từ chân cắm cho đến nhãn mác.Việc làm giả không dừng ở đó, mà nó còn biến các sản phẩm có hiệu suất thấp trở thành cao, đôi lúc thay đổi cả chức năng hoạt động.
Việc làm giả nhãn mác không quá khó, ví dụ trên các bo mạch hay con chíp giả thường được phủ một lớp màu đen giống như sơn được gọi là blacktopping, khác với lớp phủ nguyên bản của nhà sản xuất chính hãng. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện nếu sử dụng hóa chất acatone - hóa chất có khả năng hòa tan cao để kiểm tra. Tuy nhiên để đối phó thì một số kẻ làm hàng giả giữ lại lớp vỏ gốc của chip sau đó gắn chúng lên chip giả để tránh kiểm tra bằng acetone.
Các thiết bị điện tử giả này khi đưa vào sử dụng thì thường hiệu suất và tuổi thọ rất thấp, dễ hỏng dưới nhiệt độ cao, hay khi tiếp xúc nhiều với hóa chất... Phát hiện hàng giả không phải là dễ, nhiều công ty phải đầu tư kính hiển vi cao cấp để soi những chi tiết nhỏ như vị trí đặt logo, độ khít của mối hàn chân không hay độ sâu của chữ khắc a xít trên bề mặt chip. Một trong những cách hiệu quả là kiểm tra trạng thái nguồn của các con chip. Tuổi thọ cao sẽ làm cho các transistor hoạt động chậm chạp khi so sánh với các tiêu chuẩn được quy định.
Intel đã phát triển phần mềm giúp các khách hàng nhận dạng bộ vi xử lý bên trong máy. Phần mềm này đã giúp Intel phần nào đối phó được với vấn nạn chip giả tràn lan suốt nhiều năm của thế kỷ trước.
Công ty công nghệ Applied DNA Sciences có trụ sở ở Stony Brook, N.Y đã đề xuất một quy trình mới trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm. Đó là gắn ADN được tổng hợp từ các chuỗi gen tìm thấy trong thực vật vào lớp sơn được sử dụng làm nhãn mác. Công ty được quy định một trình tự gen cụ thể sử dụng đánh dấu trên các linh kiện, đây là dấu hiệu khó mà có thể làm giả. Ngay cả khi sử dụng các biện pháp tối tân thì việc kiểm định cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi kĩ nghệ làm giả càng ngày càng tinh vi, Tom Sharpe , phó chủ tịch của công ty kiểm định SMT cho biết.
“Trung Quốc là trung tâm của buôn bán hàng giả thế giới”, báo cáo của Thượng viện Mỹ viết. Ở Trung Quốc có hẳn những nhà máy với 15.000 nhân công chuyên sản xuất hàng giả. Báo cáo dài 112 trang khẳng định “phần lớn linh kiện giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn của binh lính cũng như ảnh hưởng đến việc làm tại Mỹ”. Chủ tịch ủy ban Levin nhấn mạnh: “Đây là thất bại của Trung Quốc trong việc kiểm soát thị trường linh kiện giả đang hoạt động rầm rộ - một thất bại mà Trung Quốc nên chấn chỉnh”.
Cũng theo Telegraph cho hay cứ 10 linh kiện giả thì có 7 linh kiện xuất xứ từ Trung Quốc. 20% trong số các trường hợp bị phát hiện có nguồn gốc từ Anh và Canada, các nước trung gian bán linh kiện của Trung Quốc.
Gần đây nhât là cơ quan điều tra FBI đã thông báo thu hồi bộ lọc mạng của công ty Schneider Electric có nguồn gốc từ Trung Quốc vì chúng là nguyên nhân gây nhiều vụ hỏa hoạn trên toàn quốc.
Trong lĩnh vực thương mại thì chip xử lý, bộ định tuyến (router) và linh kiện máy tính giả đang làm ngành công nghiệp điện tử thất thu khoảng 100 tỷ USD mỗi năm.
Cuộc chiến hàng thật hàng giả dường như không có hồi kết thúc. Những nguy cơ tiềm ẩn từ các loại thiết bị không rõ nguồn gốc đang ảnh hưởng đến an toàn cũng cuộc sống của rất nhiều người.

PC World vn, 11/2013

Minh Cao

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

BÁN HÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG

BÁN HÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG

Cách thức trở thành người bán hàng đỉnh cao

Từ chối

-   Hầu hết mọi người đều sợ bán hàng. Bởi vị một lý do rất đơn giản là họ sợ bị từ chối, sợ bị các màn “tra tấn” của khách hàng… Nhưng bạn hãy học cách biến mỗi lời từ chối thành những khách hàng tiềm năng và mang lại cho bạn khách hàng, nhiều khách hàng hơn nữa.
-   Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bán hàng là phải lôi kéo, đôi khi là “van xin” khách hàng… Tuy nhiên bạn nên cho khách hàng nhận thấy mỗi khi bán hàng là bạn đang mang lại giá trị cho khách hàng. Và họ sẽ thấy hài lòng vì đã giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới họ.
-   Hầu hết mọi người đều cho rằng để bán được hàng tốt thì phải có địa điểm tốt, thời điểm tốt… Nhưng bạn hãy học và trải nghiệm cách bán hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh thậm chí cả lúc bạn đang ngủ cũng bán được hàng.
-   Bạn nên hiểu được đâu là bán hàng đích thực và cách thức nào để mang lại nhiều giá trị cho khách hàng mỗi khi bạn bán sản phẩm, dịch vụ của mình.
-   Bạn hãy tìm hiểu và học cách thức bán niềm tin, bán bản thân thay vì bán sản phẩm hữu hình thông thường.
     Bạn sẽ trở thành người bán hàng hàng đầu trong mọi lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh - trơt thành người yêu thích, đam mê bán hàng và… bán hàng chưa bao giờ dễ như vây - người có thể bán tất cả những gì mình muốn và bán cho bất cứ ai khi bạn tiếp xúc với họ trong thời gian ngắn.

Biến NO thành YES

Biến NO thành YES


Hướng dẫn lắp đặt cửa mắt thần tự động



http://autodoorvietnam.com


Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Nguyên lý họat động hệ thống kiểm soát ra vào cửa tự động (access control automatic door)

Nguyên lý họat động hệ thống kiểm soát ra vào cửa tự động (access control automatic door)

Ngày nay, vấn đề thẩm mỹ - bảo an và tự động hoá ngày càng được các doanh nghiệp, cơ quan coi trọng và “Hệ thống cửa cảm biến tự động kiểm soát ra vào bằng thẻ cảm ứng” mang lại cho khách hàng một hệ thống hiện đại, toàn diện phục vụ các mục đích như kiểm soát ra/vào văn phòng, cơ quan, phòng thiết bị, kĩ thuật…, kiểm soát thời gian làm việc và chấm công cho nhân viên một cách nhanh chóng, hiệu quả và hoàn toàn tự động, ngăn chặn kẻ gian đột nhập.





I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RA VÀO CỬA CẢM BIẾN TỰ ĐỘNG:


1. Hệ thống thiết bị cửa cảm biến tự động: bao gồm các thiết bị mô tơ tự động chuyên dụng, máy tính trung tâm thông minh, mắt cảm biến rada…dùng điện 24V thông qua một bộ nguồn chuyển đổi điện.


2. Đầu đọc kiểm soát vào ra : Là nơi kiểm tra tính hợp lệ, cho phép hay không cho phép một người nào đó ra hay vào khu vực kiểm soát (phòng thiết bị, phòng làm việc….) 

3. Hệ thống chốt cửa : Ngăn chặn ra vào cửa tự do.


4. Thẻ cảm ứng ( nếu sử dụng vân tay thì không cần thẻ) có tác dụng như một chiếc chìa khóa cảm ứng, khóa điện sẽ tự động mở đồng thời cửa tự động mở ra khi đưa chiếc thẻ lại gần đầu đọc kiểm soát.

5. Hệ thống quản lý trên máy tính : Quản lý vào ra, chấm công, thao tác từ xa vào các đầu đọc kiểm soát vào ra. 


Ở trạng thái bình thường hệ thống chốt cửa ngăn chặn việc có người tự do đi qua cửa kiểm soát. Mỗi người làm việc tại khu vực kiểm soát cần đăng kí vào hệ thống kiểm soát vào ra qua đó được người quản lý cấp một quyền truy cập duy nhất (thẻ vào ra,mã số,vân tay….). Khi muốn vào hoặc ra khu vực kiểm soát họ bắt buộc phải sử dụng quyền này. Đầu đọc kiểm soát vào ra được kết nối với máy tính (PC) qua đó thông tin vào ra của người truy nhập vào khu vực được quản lý chặt chẽ. Các thông tin này giúp người quản lý có thể biết được quá trình làm việc của một người bất kỳ và qua đó kết hợp chấm công.


II. NGUYÊN LÝ HỌAT ĐỘNG




- Mỗi cửa ra/vào của phòng thiết bị, phòng làm việc sẽ được gắn một hệ thống khoá điện từ (electromagnetic) và hai đầu đọc thẻ thẻ cảm ứng (một đầu đọc vào, một đầu đọc ra) dùng để điều khiển khoá điện từ. 

- Các đầu đọc tại các cửa ra/vào sẽ được kết nối với nhau và dữ liệu từ đầu đọc được truyền về phần mềm kiểm soát trên máy tính của người quản lý. 
- Mỗi nhân viên sẽ sở hữu một chiếc thẻ ID cảm ứng (proximity) có in tên tuổi, hình ảnh, lô-gô, và có mã số tương ứng với nhân viên đó. Chiếc thẻ sẽ đóng vai trò như chiếc thẻ nhân viên thông thường và dùng để mở, đóng cửa phòng làm việc, thiết bị. 
- Để có thể ra vào phòng thiết bị/phòng làm việc nhân viên sẽ phải quét thẻ trước đầu đọc thẻ (khoảng cách từ 5-15cm). Đầu đọc sẽ nhận dạng mã số hợp lệ trên thẻ và ra lệnh cho cửa mở tự động. Cửa sẽ tự động đóng lại sau khi nhân viên vào/ra.
- Dữ liệu gồm số thẻ, thời gian ra/vào sẽ được lưu lại trong đầu đọc thẻ hoặc truyền trực tiếp về phần mềm kiểm soát trên máy tính của bảo vệ hoặc nhà quản lý. Dữ liệu trên máy sẽ là căn cứ để chấm công nhân viên


1. Đầu đọc kiểm soát ( inteligent card reader )

- Thiết kê gồm 3 chức năng: đầu đọc thẻ vi mạch không tiếp xúc, trung tâm kiểm soát ra vào, chấm công, kết nối máy tính hoặc hoạt động độc lập.

- Thẻ có thể được nhập, xoá trực tiếp trên đầu đọc hoặc thông qua máy tính
- Màn hình hiển thị tình trạng của thiết bị, thông tin ngày, giờ, số thẻ, tên nhân viên, đếm số sự kiện, hỗ trợ in các sự kiện thông qua kết nối.





2. Đầu đọc kiểm soát ra độc lập (simple card reader):





- Là đầu đọc loại nhỏ, đọc thẻ tiếp xúc tương thích 125 KHz/ASK. gửi ra một số định dạng dữ liệu chuẩn ví dụ như Wiegand,RS232,RS485, ABA,USB...

- Thẻ không tiếp xúc và bàn phím không cần sử dụng Pin
- Chịu được thời tiết, không bị oxy hoá 
- Đầu đọc thẻ với đầu ra theo chuẩn Weigand 26 bit 

- Khỏang cách đọc: tối đa 10cm

3. Thẻ Cảm ứng 





- Mỗi cá nhân sử dụng một thẻ, mỗi thẻ có một mã số duy nhất

- Thông tin chi tiết về mỗi cá nhân được lưu trong phần mềm ứng với một mã thẻ.
- Thẻ in màu trên một mặt
- Kích thước nhỏ gọn, có thể để trong ví, không thấm nước
- Kích thước chuẩn: 85 x 54 x 0.8 mm 


4. Khóa Từ:




- Lực giữ cửa trung bình 150 Kg.
- Nguồn 12V/370mA hoặc 24V/185mA

- Cho phép theo dõi tình trạng cửa.
- Khối lượng thông thường 1Kg
- Có 2 loại: khóa từ cho cửa mở vào & khóa từ cho cửa mở ra.






Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Thiết kế hệ thống cảm biến "cử chỉ"

Thiết kế hệ thống cảm biến "cử chỉ"
Trong điều khiển không tiếp xúc, phương pháp cảm biến vị trí và pha chuyển động có thể được áp dụng kết hợp để "giấu" điểm yếu và "khoe" điểm mạnh.
 
Hình 1
Tiếp nối bài viết "Điều khiển không chạm" (ID: A1104_86), chuyên mục Công nghệ kỳ này gửi đến quý độc giả một bài viết nói về cách thức và nguyên lý trong thiết kế hệ thống cảm biến chuyển động sử dụng "mắt thần" hồng ngoại.

Có thể khẳng định, giao diện người dùng dạng không tiếp xúc (touchless user interface) hiện là công nghệ "bùng nổ" cho thiết bị điện tử dạng nhúng (embedded electronic) khi mà các nhà phát triển đang ra sức tìm kiếm những phương pháp kiểm soát/điều khiển mang tính sáng tạo và trực quan hơn để người dùng tương tác dễ dàng hơn với các sản phẩm điện tử. Do đó, công nghệ cảm biến hồng ngoại tích cực ở cự ly ngắn (active IR proximity-motion-sensing) có thể giải quyết được bài toán này ngay từ khâu thiết kế giao diện người dùng.

Nhờ sự đa dạng của cảm biến hồng ngoại cự ly ngắn và cảm biến ánh sáng độ nhạy cao (ambient-light sensor) dạng tích hợp nên việc triển khai hệ thống cảm biến chuyển động/cử chỉ (gesture-sensing system) bằng cách sử dụng công nghệ hồng ngoại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Theo đó, 2 phương pháp chính thường được sử dụng để kích hoạt các hệ thống cảm biến cử chỉ là cảm biến dựa trên vị trí vật thể (position-based sensing) và cảm biến dựa trên pha chuyển động (phase-based sensing). Hai công nghệ này có thể xem là thành phần then chốt trong các ứng dụng/tính năng điều khiển cảm biến hồng ngoại như lật trang trong sách điện tử, cuộn màn hình trong máy tính bảng (tablet PC) hay điều khiển giao diện người dùng dạng đồ họa trong các hệ thống kiểm soát công nghiệp.
YẾU TỐ PHẦN CỨNG
Dù hầu hết ứng dụng/tính năng giao diện không tiếp xúc chủ yếu liên quan đến các điệu bộ/cử chỉ được thực hiện bởi bàn tay (hand) của người dùng, nhưng các mô hình nhận dạng cử chỉ/điệu bộ cũng có thể được áp dụng cho những "đối tượng" khác như gò má, cổ tay... Thực vậy, cảm biến cự ly ngắn có thể nhận diện chuyển động của bàn tay trong khoảng cách 15cm. Yêu cầu cơ bản trong việc thiết kế một hệ thống cảm biến chuyển động/cử chỉ với nhiều đèn LED là cần đảm bảo không có bất kỳ điểm chết (dead spot) nào giữa khu vực có thể quan sát (detectable area).
Hình 2
Khi một đối tượng xuất hiện phía trên hệ thống và không được phát hiện, nhận dạng thì đối tượng đó có thể đang "đứng" tại một điểm chết. Để tránh gặp phải điểm chết, các đèn LED phải được đặt ở vị trí mà tại đó nguồn sáng phát ra từ đèn hồng ngoại có thể phản hồi lại đối tượng và chuyển tiếp vào cảm biến trong một khoảng cách có thể kiểm soát được (Hình 1). Khu vực thường tạo ra điểm chết là phần ngay phía trên cảm biến, giữa 2 đèn LED; do đó 2 đèn LED thường được đặt gần các cạnh của đối tượng để chúng có thể cung cấp thông tin phản hồi vào khoảng giữa của vùng quan sát, trong khi vẫn đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa 2 đèn LED để có thể phản hồi mọi chuyển động sang trái/phải của bàn tay hay các ngón tay.

Vị trí và phản hồi của đối tượng trong một hệ thống cảm biến cử chỉ/chuyển động là điều đặc biệt quan trọng. Lưu ý, các cảm biến cự ly ngắn trong Hình 1 được đặt dưới lòng bàn tay và ở giữa các ngón tay. Các ngón tay là những đối tượng khó nhận diện đối với các hệ thống nhận dạng bàn tay vì ánh sáng có thể truyền xuyên qua khe hở ở giữa các ngón tay. Hình dáng của ngón tay về cơ bản cũng tạo ra sự sai lệch về kết quả trong các phép đo/nhận diện sự chuyển động của bàn tay.
CẢM BIẾN DỰA TRÊN VỊ TRÍ
Nguyên lý hoạt động của cảm biến chuyển động dựa trên vị trí của bàn tay/ngón tay (position-based gesture-sensing) về cơ bản gồm 3 bước. Bước đầu tiên: Chuyển đổi dữ liệu đầu vào dạng thô sang dữ liệu khoảng cách có thể sử dụng được. Bước thứ 2: Sử dụng dữ liệu khoảng cách này để ước lượng vị trí của đối tượng, và bước thứ 3: Kiểm tra thời gian của sự chuyển động bất kỳ khi nào cử chỉ/điệu bộ của đối tượng cần quan sát diễn ra.

Cảm biến cự ly ngắn trả về giá trị là độ sáng của nguồn sáng mà các đèn LED hồng ngoại phản hồi. Những giá trị này tăng khi đối tượng hay bàn tay di chuyển gần hơn so với hệ thống và phản hồi ánh sáng nhiều hơn. Giả sử, một bàn tay là đối tượng được xác định trước cho việc phát hiện mục tiêu. Hệ thống có thể ước lượng khoảng cách dựa trên tín hiệu phản hồi của bàn tay ở một khoảng cách nhất định. Ví dụ, một bàn tay đặt ở khoảng cách 10cm tạo ra giá trị trả về ở hệ thống cảm biến cự ly ngắn là 5000. Do đó, khi hệ thống cảm biến nhận giá trị trả về là 5000, có nghĩa người dùng đang đặt bàn tay cách cảm biến 10cm. Từ đó, việc ghi nhận nhiều giá trị ở những khoảng cách khác nhau từ hệ thống sẽ giúp "nội suy" các điểm ở giữa, đồng thời tạo ra một phương trình cân bằng từ dữ liệu thô (lấy từ hệ thống cảm biến cự ly ngắn) sang giá trị khoảng cách được ước lượng.
 
Hinh 3
Hinh 4
Mỗi đèn LED trong một hệ thống nhiều đèn LED có giá trị phản hồi khác nhau cho khoảng cách của mỗi bàn tay, vì thế mỗi đèn LED cần công thức tính toán khoảng cách riêng. Với hệ thống 2 đèn LED, mỗi đèn LED phải được mô tả với đối tượng được đặt giữa 2 đèn LED và thiết bị cảm ứng (Hình 2). Lấy ví dụ ở Hình 2, ta thấy, khi Target 1 được di chuyển qua cảm biến và đèn LED 1, giá trị đo phản hồi sẽ giúp xác định giá trị khoảng cách D1, tương tự với giá trị khoảng cách D2 cho đối tượng Target 2.

Bước kế tiếp là ước lượng vị trí của đối tượng bằng cách sử dụng dữ liệu khoảng cách và công thức giao nhau của 2 vòng tròn. Phản hồi của nguồn sáng LED 1 là một hình nón, nhưng trong phép tính xấp xỉ này, ta có thể xem đó là một hình cầu. Với các đèn LED được đặt trên cùng 1 trục (axis), sự giao nhau của 2 hình nón có thể được xem như sự giao nhau của 2 vòng tròn.

Khi một đối tượng được đặt vào giữa hệ thống quan sát, D1 và D2 sẽ ước lượng khoảng cách từ điểm P1 và P2 đến đối tượng ở phía trên hệ thống (Hình 3). Nếu xem D1 và D2 là bán kính của 2 đường tròn, thì sự giao nhau của 2 đường tròn này dễ dàng giúp ta tính được giá trị (hay nói chính xác là vị trí) của đối tượng.

Hình 4 là phiên bản mở rộng của Hình 3, mà ở đó A và B là giá trị vị trí của đối tượng trên trục giữa các điểm P1 và P2. Giá trị D1 và D2 đã được đổi thành tên R1 và R2 để cho thấy rằng trong trường hợp này chúng được xem là bán kính. Giá trị của A là vị trí của đối tượng trên trục giữa điểm P1 và P2. A có thể nhận giá trị âm (negative value) khi đối tượng xuất hiện ở phía bên trái của điểm P1. Khoảng cách đến đối tượng là hàm của các biến sau: D = A+B, và A=(R12 - R22 + D2)/2D.

Với hàm tính vị trí vừa có, việc ghi nhận thời gian sẽ cho phép hệ thống tìm kiếm và "hiểu" được các cử chỉ, thao tác điều khiển của bàn tay. Các vị trí vào (entry position) và vị trí ra (exit position) là những giá trị quan trọng nhất trong việc nhận diện và phản hồi các cử chỉ của bàn tay. Trong trường hợp này, vị trí vào là nơi bàn tay bắt đầu cử chỉ, còn vị trí ra là nơi bàn tay ngừng lại hay chấm dứt một cử chỉ điều khiển.
 
Hình 5
Một thao tác sẽ được xác định là hướng về phía bên trái nếu bàn tay của người điều khiển xuất hiện trong vùng quan sát bên trái với giá trị A ở mức cao và rời khỏi vùng quan sát bên trái với giá trị A ở mức thấp. Kịch bản dạng này giả dụ rằng các thao tác di chuyển bàn tay diễn ra trong một cửa sổ với thời gian xác định. Nếu vị trí này "ổn định" trong một quãng thời gian xác định thì có thể xem đây là thao tác "tạm ngưng" di chuyển (pause).

Hệ thống cảm biến chuyển động phải ghi nhận được chính xác các mốc thời gian của các vị trí vào/ra cũng như vị trí hiện hữu của đối tượng trong khu vực quan sát. Với cơ sở dữ liệu dựng sẵn, bạn có thể dể dàng nhận diện hầu hết cử chỉ, điệu bộ từ dữ liệu vị trí và thời gian.

Phương pháp dựa trên vị trí có thể cung cấp thông tin về vị trí của đối tượng. Ví dụ, để cuộn trang trong một quyển sách, bạn có thể "để lửng" bàn tay vào vùng điều khiển bên trái thay vì thực hiện vài cử chỉ quét tay về bên trái.

Nhược điểm lớn nhất của phương thức cảm biến cử chỉ, điệu bộ dựa trên vị trí là tính chính xác của các hàm tính toán bởi lý thuyết gán kết quả trả về từ đèn LED là hình cầu nhưng thực tế đó lại là hình nón. Ngoài ra, nhiễu và tán xạ nguồn sáng phản hồi cũng là những nguyên nhân làm cho giá trị trả về từ các cảm biến, đèn LED bị thay đổi (dù rất ít). Một vấn đề khác cần quan tâm, đó là phương thức này không thể giải thích được hình dáng của đối tượng. Ví dụ, hệ thống không thể phân biệt được sự khác nhau giữa bàn tay và cổ tay, vì thế độ chính xác sẽ kém hơn khi nhận diện những cử chỉ mà đòi hỏi người dùng phải sử dụng cả cổ tay - hay nói chính xác là cổ tay của người dùng đã lọt vào vùng quan sát của hệ thống cảm biến.

Các hàm tính toán vị trí thường chính xác với hệ thống có độ phân giải thấp mà chỉ cần lưới nhận diện cỡ 3x3, nhưng các hàm này không thể thích hợp cho các ứng dụng cần thao tác trỏ tay hay cần chỉ rõ vị trí tương tác. Tóm lại, kết quả đầu ra của phương pháp này không thích hợp để thay thế cho màn hình cảm ứng.
CẢM BIẾN DỰA TRÊN PHA CHUYỂN ĐỘNG
Với hệ thống cảm biến cử chỉ dựa trên pha chuyển động (phase-based gesture sensing), vị trí của đối tượng không bao giờ được tính/xác định. Phương pháp này chỉ xoay quanh việc đều đặn tìm kiếm dữ liệu thô từ các hệ thống cảm biến cự ly ngắn và xác định thời gian của các thay đổi từ các phản hồi của mỗi đèn LED. Điểm phản hồi cực đại cho mỗi đèn LED xuất hiện khi một bàn tay được đặt trực tiếp trước đèn LED. Nếu một bàn tay quét ngang 2 đèn LED thì hướng của thao tác quét này có thể được xác định bằng cách xem đèn LED nào "đáp ứng" trước tiên.

Khi quét một bàn tay qua hệ thống cảm biến cự ly ngắn sử dụng 3 đèn LED, thì trước tiên bàn tay sẽ đi qua đèn D2, sau đó đến D3 và sau cùng là D1. Thuật toán cảm biến sẽ ghi nhận tín hiệu phản hồi từ D2, và ghi nhận thời gian của phản hồi này. Sau đó, hàm sẽ tiếp tục xử lý cho D3 và D1, dĩ nhiên ở mốc thời gian sau đó. Ngoài ra, hàm này cũng có thể xác định giá trị phản hồi của mỗi đèn LED ở chế độ không nhận diện được và có thể ghi nhận thời gian cho tình huống này. Trong trường hợp này, D2 trả về giá trị thông thường trước tiên, sau đó đến D3 và cuối cũng vẫn là D1.
 
Với các cử chỉ đưa tay lên/xuống, D1 và D2 cùng lúc tăng và giảm, còn D3 hoặc là xuất hiện trước hay sau D1 và D2 lần lượt cho thao tác điều khiển tay lên và xuống. Nếu một bàn tay tương tác hệ thống trực tiếp từ phía trên và sau đó co lại (retract) để chọn một cử chỉ, thì 3 giá D1, D2 và D3 sẽ tăng hay giảm cùng một thời điểm. Hình 6 hiển thị tín hiệu phản hồi cho các thao tác kéo trái, phải, lên và xuống.

Khác với phương pháp dựa trên vị trí, phương pháp dựa trên pha của chuyển động cung cấp một cách thức "khỏe" và "thông minh" hơn để nhận diện các cử chỉ trong các ứng dụng mà tại đó không đòi hỏi thông tin, giá trị về vị trí.
Mỗi cử chỉ, điệu bộ có thể được nhận diện đồng thời hướng vào hay ra của vùng quan sát, và hướng của cử chỉ có thể được kiểm tra lại (double-check) để cung cấp tính chắc chắn cho mỗi cử chỉ của người dùng.

Nhược điểm của phương pháp này là không cung cấp thông tin về vị trí của đối tượng tạo ra cử chỉ, chuyển động điều khiển, và điều đó có nghĩa là số lượng cử chỉ bị hạn chế hơn so với phương thức cảm biến dựa trên vị trí. Phương pháp cảm biến dựa trên pha chuyển động về cơ bản chỉ cung cấp hướng của cử động trong vùng quan sát, vì thế phương pháp này không thể nhận diện được mọi chuyển động ở giữa vùng quan sát.

Dẫu vậy, cả phương pháp cảm biến dựa trên vị trí và dựa trên pha chuyển động có thể kết hợp để "giấu" điểm yếu và "khoe" điểm mạnh ở mỗi phương pháp. Phương pháp cảm biến dựa trên vị trí cung cấp thông tin vị trí cho các điều khiển ở mức chi tiết, và phương pháp cảm biến dựa trên pha chuyển động cho phép nhận dạng hầu hết mọi cử chỉ, hướng tương tác.

Ở góc độ nào đó, khi mà đòi hỏi của người dùng về giao diện không tiếp xúc tăng cao thì rõ ràng là công nghệ cảm biến hồng ngoại cần "thông minh" hơn và sự kết hợp 2 công nghệ trên là hoàn toàn cần thiết.
GIẢI PHÁP PRIMESENSOR
Có phần giống với giải pháp nhận diện chuyển động với 3 đèn LED hồng ngoại, giải pháp PrimeSensor của hãng PrimeSense có khả năng xử lý các cử chỉ dạng 3 chiều (3D), nhưng dữ liệu hình ảnh lại được ghi nhận từ cảm biến ảnh CMOS. Giải pháp của PrimeSense ghi nhận độ sâu, màu sắc và cả âm thanh ở chế độ thời gian thực của không gian cần kiểm soát mà không yêu cầu người dùng (người điều khiển hệ thống) phải mặc hay cầm bất cứ công cụ hỗ trợ nào khác (như tay cầm trên máy Nintendo Wii hay bộ điều khiển từ xa), cũng như không bắt buộc phải cân chỉnh hay truy xuất dữ liệu đã được số hóa từ máy tính trung tâm. Theo PrimeSense, công nghệ nhận dạng đối tượng 3 chiều của hãng có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện ánh sáng của phòng làm việc.

Giải pháp System on a Chip (SoC) của PrimeSense có khả năng tính toán giá trị độ sâu của mỗi điểm ảnh (pixel), dựa trên tín hiệu trả về của cảm biến CMOS. Ngoài ra, SoC này cũng trang bị cảm biến CMOS để nhận dạng màu sắc của điểm ảnh, xử lý nguồn sáng trả về dựa trên công nghệ phân mã nguồn sáng Light Coding. Về nguyên tắc, Light Coding làm việc bằng cách mã hóa vùng quan sát thông qua đèn IR được đặt gần đó - đèn này "vô hình" đối với mắt người. Sau đó, SoC của PrimeSense sẽ tối ưu một cảm biến ảnh CMOS chuẩn để đọc nguồn sáng đã được mã hóa trả về từ vùng quan sát. Chip SoC được kết nối đến cảm biến CMOS và thực thi các phép tính song song phức tạp để giải mã nguồn sáng và xác định độ sâu hình ảnh trong vùng quan sát.

Để trả về giá trị chính xác hơn, giải pháp của PrimeSense còn thực hiện một quá trình khác có tên là Registration (đăng ký). Theo đó, kết quả hình ảnh của quá trình Registration đã được "pixel hóa", có nghĩa là mọi pixel trong hình ảnh màu đã được sắp xếp tương ứng với pixel trong ảnh "có chiều sâu".

Ở góc độ nào đó, PrimeSense "3 chiều hóa" không gian quan sát và "dịch" chúng thành ảnh "có chiều sâu" đã được đồng bộ hóa như cách mà mắt người thực hiện. PrimeSense cung cấp chip PS1080 SoC tích hợp và thư viện NITE Middleware cùng mô hình PrimeSensor. Trong đó, NITE Middleware là thư viện giao tiếp lập trình lớp giữa, tập trung chủ yếu vào khả năng tương tác thực (Natural Interaction) bằng cách sử dụng 2 công cụ chính là điều khiển bằng cử chỉ (Control-by-Gesture) và ứng dụng cho game (Games for All).

NITE Middleware cung cấp các thuật toán, giải pháp để người dùng triển khai các ứng dụng nhận diện cử chỉ/điệu bộ cũng như khả năng kiểm soát hạ tầng, phần cứng, ứng dụng để tương tác với người dùng trong không gian định sẵn. Công cụ Control-by-Gesture cho phép người dùng kiểm soát trực quan các thiết bị điện tử trong phòng khách từ bàn tay "trần". Thư viện NITE cung cấp toàn bộ hạ tầng cần thiết cho các nhà phát triển ứng dụng để thỏa sức thiết kế và sáng tạo các ứng dụng có khả năng điều khiển "không chạm" bằng cách "múa" bàn tay và các chuyển động của toàn bộ thân người.

Tham khảo: www.EDN.com, PrimeSense, Silicon Labs